CÁC PHƯƠNG PHÁP TẨY SƠN PHỔ BIẾN

1. Chất tẩy sơn là gì?

 

Tên gọi khác: chất bóc sơn, chất tẩy rửa, dung môi tẩy sơn, dung môi bóc sơn.

Chất tẩy sơn là một chế phẩm được sản xuất từ thành phần là các chất hóa học mà trong đó chủ yếu là dung môi hữu cơ và phụ gia khác. Các thành phần này bao gồm một số loại có methylene clorua kết hợp một hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và chất khác như rượu, toluen và methanol,..

Trạng thái của các hoá chất tẩy sơn có thể ở dạng lỏng hoặc dạng gel, để loại bỏ sơn hoặc vecni đã khô. Tuỳ thuộc vào các loại bề mặt vật liệu cần tẩy sơn, mỗi loại hoá chất tẩy sơn sẽ có đặc tính riêng và sử dụng hóa chất tẩy sơn cho phù hợp, hiệu quả kinh tế cao.

 

 

2. Các phương pháp tẩy sơn phổ biến

 

` Có nhiều phương pháp tẩy sơn khác nhau được sử dụng phổ biến và rộng rãi hiện nay: nhiệt học, cơ học và hóa học.

 

2.1. Phương pháp nhiệt học 

 

Sử dụng nhiệt độ cao cũng là 1 trong những phương pháp tẩy sơn được sử dụng. Nhiệt độ đủ cao sẽ làm lớp sơn bề mặt bong tróc và tan chảy, giúp việc cạo sơn dễ dàng hơn. Dụng cụ bạn cần có khi áp dụng là súng thổi hơi nóng/súng khò nhiệt. Súng thổi hơi nóng tạo ra nhiệt độ rất cao có thể dễ dàng làm phỏng, cháy da. Găng tay chịu nhiệt nên được sử dụng ở tất cả các

khâu liên quan đến súng thổi hơi nóng. Nhiệt độ cao cũng có thể làm hư hại vật liệu mà bạn đang làm việc. Việc lột bỏ lớp sơn, keo dán, silicone… có thể gây ra khói độc hại cho người thực hiện cũng như môi trường xung quanh.

2.2. Phương pháp cơ học 

 

Đây là 1 trong những phương pháp thủ công truyền thống hay được sử dụng với ưu điểm là dễ thực hiện, đơn giản nhưng nhược điểm là khá mất thời gian và công sức đối với bề mặt sơn dày, dễ gây hỏng bề mặt lớp dưới sơn.

Bạn có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để tẩy đi lớp sơn

  • Cạo: có thể tiến hành cạo sơn trực tiếp trên bề mặt cần tẩy sơn nhưng dễ gây hỏng bề mặt sơn, tốn nhiều thời gian nên ít được sử dụng đối với bề mặt tẩy sơn rộng, có kích thước lớn.
  • Sử dụng giấy nhám, máy mài nhám, đá mài: tiến hành chà xát trực tiếp trên bề mặt, thường được sử dụng cho bề mặt tẩy sơn có diện tích nhỏ, vừa phải.

  • Lau: sử dụng đối với 1 số loại sơn dễ tiến hành lau rửa ngay trên bề mặt.
  • Sử dụng đĩa mài: dùng trực tiếp để chà xát trên bề mặt cần tẩy sơn

2.3. Phương pháp hóa học

 

 

Hiện nay, phương pháp tẩy sơn hóa học bằng cách sử dụng các hóa chất tẩy sơn được sử dụng phổ biến và rộng rãi vì sự hiệu quả mà các loại hóa chất tẩy sơn mang lại. Sử dụng hoá chất tẩy sơn giúp loại bỏ lớp sơn, đạt được hiệu quả tối đa, phù hợp với nhiều bề mặt vật liệu khác nhau từ sắt, đồng, thép, nhôm, nhựa, gỗ, kính.

Ưu điểm hoá chất tẩy sơn là có tính năng tẩy mạnh, thời gian tẩy ngắn, hiệu quả kinh tế cao, thích hợp với nhiều chủng loại sơn và không làm tổn hại bề mặt vật liệu.

 

Trên thực tế, tuỳ vào đặc điểm của lớp sơn mà có thể kết hợp các phương pháp để đạt được hiệu quả mong muốn.

Hóa chất tẩy sơn có khả năng tẩy mạnh, làm phồng rộp màng sơn giúp loại bỏ lớp sơn cũ trên bề mặt kim loại. Các loại sản phẩm hóa chất dùng để tẩy sơn, bóc sơn không gây sùi mốc và biến tính bề mặt kim loại.

  • Dùng phương pháp ngâm để loại bỏ lớp sơn sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng được đối với những bề mặt tẩy sơn có diện tích bề mặt nhỏ và kích thước không lớn.
  • Dùng phương pháp bôi, quét hoặc phun: là phương pháp được sử dụng thường xuyên cho tẩy sơn bề mặt kim loại và kích thước lớn.

 Lưu ý khi sử dụng hóa chất tẩy sơn

  • Người có sức khỏe kém, người già không nên sử dụng hóa chất tẩy sơn. Tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn mắc các vấn đề về bệnh tim mạch hoặc bệnh khó thở có thể trầm trọng hơn do hơi độc. Người hút thuốc không được hút thuốc xung quanh chất tẩy sơn, gần nơi sử dụng hoặc hơi của chất tẩy sơn để tránh gây ra hỏa hoạn.
  • Nên thi công tẩy sơn ở nhiệt độ tốt nhất khoảng 20 – 30 độ C, tránh ánh nắng trực tiếp, gió mạnh.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với da và để dính vào mắt vì đây là chất tẩy rửa có nguy cơ gây bào mòn da. Nếu để hóa chất dính vào da, ta cần rửa lại ngay với nước.
  • Không được nuốt chất tẩy sơn. Nếu hít hoặc nuốt phải có thể gây ra tình trạng nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn. Do đó, nếu hít hoặc nuốt phải, ta cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra và theo dõi để đảm bảo an toàn.
  • Khi sử dụng cần trang bị bảo hộ lao động theo quy định như kính bảo hộ, găng tay, khẩu trang… để chống văng bắn hóa chất vào người gây nguy hiểm.
  • Tránh xa tầm tay trẻ em, thùng chứa đựng hóa chất luôn đóng kín nắp, cần ghi dán tem mác bao bì, cảnh báo nguy hiểm.

An toàn khi sử dụng hoá chất tẩy sơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *